Liên kết web
Góp ý website
Liên hệ
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Phỏng vấn kỹ năng quan trọng với người làm báo

Đặc san "Nhà báo & Nghề báo"
Thứ tư, 31/07/2019, 09:21
Màu chữ Cỡ chữ
Phỏng vấn kỹ năng quan trọng với người làm báo

Phóng viên Thùy Dương (Đài PT-TH Bạc Liêu) đang tác nghiệp.      Ảnh: H.T

Theo một số phóng viên trẻ ở Đài PT-TH Bạc Liêu, các bạn ngại thực hiện phỏng vấn, bởi nó đòi hỏi phải chuẩn bị công phu từ nội dung đến hình thức thể hiện. Muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn, phóng viên phải hiểu sâu vấn đề mình khai thác, cách đặt câu hỏi như thế nào để có được thông tin hữu ích, đắt giá. Phải chuẩn bị quần áo tươm tất để xuất hiện trên sóng truyền hình sao cho “coi được”, “xứng tầm với người được phỏng vấn”. Ngoài ra, những nhân vật được phỏng vấn đa phần là người có vị trí cao trong xã hội. Có thể là lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể, hoặc các học giả, chuyên gia… nên không chuẩn bị kỹ về nội dung, hình thức thì rất khó thực hiện. Người nắm chắc vấn đề sẽ đặt câu hỏi hay, còn người không biết cứ hỏi… “lung tung”. Mà hỏi lung tung, kết quả thu về không được là bao, lại còn mất mặt với nhân vật được phỏng vấn. Ngoài ra, đa phần các bạn trẻ, kỹ năng làm báo còn hạn chế, khi thực hiện việc đưa tin, viết bài trong môi trường mở, không gian thoải mái, tự tin. Nhưng khi đối mặt với nhân vật được phỏng vấn, tâm lý không vững, dễ mất bình tĩnh. Đôi khi không nhớ mình cần hỏi gì. Không thể dẫn dắt nhân vật trả lời câu hỏi theo ý mình. Thậm chí còn bị nhân vật dẫn dắt ngược lại.

Nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó trưởng Ban thời sự Đài Truyền hình Việt Nam từng chia sẻ tại các lớp tập huấn kỹ năng phỏng vấn của người báo rằng phỏng vấn là một thể loại quan trọng trong các loại báo chí. Phỏng vấn mang đến cho công chúng lượng thông tin khách quan nhất. Do vậy mỗi khi có chủ trương, chính sách mới ra đời, những vấn đề bức xúc đang xảy ra hoặc sự kiện có nhiều luồng dư luận khác nhau thì cần sử dụng thể loại phỏng vấn để cung cấp thông tin cho khán thính giả, độc giả một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời để góp phần định hướng thông tin, định hướng dư luận.

Theo kinh nghiệm của tôi, để cuộc phỏng vấn thành công, thứ nhất phóng viên cần tìm hiểu kỹ sự kiện, vấn đề mà tin, phóng sự hay phim tài liệu đang thực hiện. Việc đọc trên mạng, tài liệu và qua đồng nghiệp là ba kênh thông tin các bạn nên tìm hiểu.

Thứ hai là khi tác nghiệp tại hiện trường, phóng viên cần quan sát, trò chuyện với những người liên quan, người chứng kiến để xuất hiện câu hỏi thông tin. Khi phỏng vấn, phải luôn lắng nghe đối phương trả lời, có khi trong nội dung trả lời của đối phương lại lóe lên một câu hỏi khác. Ngoài ra, phải chuẩn bị những câu hỏi phụ để làm rõ câu hỏi chính. Đặc biệt, đối với những cuộc phỏng vấn nói về những hạn chế, tiêu cực thường đối phương hay trả lời loanh quanh, chung chung, né tránh. Gặp trường hợp này, phóng viên nên nhắc đi nhắc lại câu hỏi để hướng cho họ trả lời đúng câu hỏi của mình. Cũng xin nói thêm về cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn, để có một cuộc phỏng vấn hấp dẫn người nghe, người xem, phóng viên không nên đặt câu hỏi quá dài vì sẽ làm cho nhân vật khó nắm bắt được trọng tâm câu hỏi. Một việc nữa rất quan trọng là câu hỏi chỉ nên có 1 ý. Sẽ khó cho nhân vật khi phóng viên đặt câu hỏi 2 - 3 ý. Nhân vật sẽ khó chọn lựa trả lời ý nào trước, ý nào sau và sẽ có xu hướng trả lời ý này, rồi quên đi ý kia. Phóng viên cũng không nên sử dụng câu hỏi đóng, vì với câu hỏi này đối phương chỉ trả lời “có” hoặc là “không”.

Phóng viên cũng cần phải chuẩn bị kỹ tâm lý khi phỏng vấn, phải thật bình tĩnh tự tin, linh hoạt và tự chủ trong suốt quá trình phỏng vấn. Phóng viên không những chỉ quyết định đưa ra những câu hỏi nào cho phù hợp, mà còn phải theo dõi, thu nhận những thông tin mới, xử lý chúng và có thể sẽ dẫn dắt cuộc phỏng vấn đi theo một chiều hướng mới mẻ và thú vị hơn. Người được phỏng vấn do bị nhiều yếu tố chi phối gây nên sự ức chế tâm lý, làm cho cấu trúc ngôn ngữ, giọng nói và cách trình bày thiếu logic và mất tự nhiên. Phóng viên có kinh nghiệm và chuẩn bị tốt sẽ nhận thấy điều này và sẽ cố gắng giải tỏa giúp người được phỏng vấn ra khỏi tình trạng đó. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phóng viên cũng phải giữ thế chủ động và chỉ có thời gian rất ngắn để phân tích đánh giá, cảm nhận và ra các quyết định.

Những trao đổi ngắn trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức làm cho hai bên hiểu nhau hơn, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Bên cạnh đó, phóng viên có thể thực hiện kiểm tra các thiết bị kỹ thuật để điều chỉnh một vài yếu tố  như: tính mạch lạc, giọng, âm lượng và âm sắc, về độ nhạy và hướng của micro. Phỏng vấn phải dựa trên các câu hỏi: Ai (Who) đã kể sự kiện xảy ra? Cái gì (What) đã xảy ra? Tại sao (Why) nó xảy ra? Xảy ra khi nào (When)? Xảy ra ở đâu (Where)?...

MK

Theo nguồn đặc san “Nhà báo & Nghề báo”

Số lượt xem: 3004

Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NHÀ BÁO TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: ông Nguyễn Duy Hoàng
Địa chỉ: Số 25, đường Lê Văn Duyệt, Phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 07813.828 381. Fax: 07813.282 381